Lịch sử Lok_Sabha

Phần lớn Tiểu lục địa Ấn Độ nằm dưới sự cai trị của thực dân Anh 1857-1947. Trong thời gian này Quốc vụ khanh của Ấn Độ (cùng với Hội đồng Ấn Độ) là chức vụ thông qua Quốc hội Anh thực hiện quyền lực tại tiểu lục địa Ấn Độ, và văn phòng của Viceroy(Văn phòng Toàn quyền Ấn Độ) với Hội đồng điều hành Ấn Độ bao gồm các quan chức chính phủ Anh. Đạo luật 1861 Hội đồng Ấn Độ quy định một hội đồng lập pháp bao gồm các thành viên của Hội đồng điều hành và các thành viên không chính thức. Đạo luật 1892 Hội đồng Ấn Độ quy định thành lập cơ quan lập pháp ở mỗi tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh và tăng quyền hạn của Hội đồng Lập pháp. Mặc dù các đạo luật tăng số lượng người Ấn Độ vào chính quyền nhưng quyền lực rất hạn chế, và số lượng đại diện khá nhỏ. Đạo luật 1909 Hội đồng Ấn Độ và đạo luật 1919 chính quyền Ấn Độ tiếp tục mở rộng sự tham gia người Ấn Độ vào chính quyền. Đạo luật Ấn Độ độc lập năm 1947 chia lãnh thổ Ấn Độ làm 2 quốc gia mới là Ấn Độ và Pakistan. Quốc hội Lập hiến cũng được chia làm 2 cho mỗi quốc gia, mỗi Quốc hội mới có quyền hạn chuyển giao chủ quyền và có sự thống trị tương ứng.

Hiến pháp Ấn Độ được thông qua 26/11/1949 và có hiệu lực 26/1/1950 tuyên bố Ấn Độ là quốc gia độc lập, cộng hòa dân chủ.

Điều 79 Hiến pháp Ấn Độ quy định Quốc hội Ấn Độ bao gồm Tổng thống và 2 viện Rajya Sabha và Lok Sabha.

Lok Sabha khóa đầu tiên được thành lập 17/4/1952 sau cuộc bầu cử đầu tiên từ 5/10/1951-21/2/1952.